Lãi suất cho vay phụ thuộc vào yếu tố nào? Lãi suất ngân hàng là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ phần trăm (%) giữa tiền vốn gửi vào hoặc số tiền cho vay với mức lãi trong một kỳ hạn nhất định. Và lãi sất phụ thuộc vào các yếu tố như: Sự ảnh hưởng của cung – cầu tiền tệ, thời hạn vay, lạm phát, sự ổn định của nền kinh tế,…
>> Gợi ý: Vay đơn giản, dễ dàng với dịch vụ cầm xe hơi trả góp, hạn mức cao
Lãi suất cho vay phụ thuộc vào yếu tố nào?
Lãi suất vay ngân hàng 1 tháng là bao nhiêu đều có sự biến động, tăng giảm tùy theo từng thời điểm nhất định. Vì vậy để lựa chọn được cho mình khoản vay và ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi thì mọi người phải nắm rõ những yếu tố chi phối đến mức lãi suất cho vay của ngân hàng đó.
Cụ thể có 4 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất cho vay. Bao gồm:
1. Sự ảnh hưởng của cung – cầu tiền tệ đến lãi suất
Tuy rằng sự biến động của lãi suất phụ thuộc một phần vào các quy định chung của Chính phủ và ngân hàng TW. Thế nhưng bất kỳ sự thay đổi nào về vấn đề cung và cầu cũng sẽ làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường.
Nếu mức “cung” tiền tệ tăng lên so với “cầu” tiền tệ thì lãi suất cho vay sẽ giảm. Ngược lại mức “cung” giảm so với “cầu” tiền tệ thì lãi suất cho vay sẽ tăng lên.

2. Lãi suất cho vay phụ thuộc vào yếu tố nào? Phụ thuộc vào lạm phát
Lạm phát được dự đoán tăng thì người dân sẽ có xu hướng đi vay. Lúc này lãi suất ngân hàng sẽ có biến động tăng.
3. Sự ổn định của nền kinh tế
Nền kinh tế phát triển ổn định, của cải dư thừa thì người dân sẽ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm để lấy lãi. Cung tiền cho vay tăng lên đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ giảm.
>> Cập nhật bảng lãi suất tiết kiệm với top ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tại đây
4. Chính sách của nhà nước sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay
Có 4 chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của ngân hàng. Bao gồm:
- Chính sách tài chính: Nhà nước thực hiện chính sách tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của thị trường hàng hóa và tiền tệ thì lãi suất thì lãi suất cho vay cũng sẽ có sự biến động.
- Chính sách tiền tệ: Ngân hàng Trung ương là cơ quan thực hiện vai trò chỉ huy đối với tất cả các ngân hàng của một quốc gia. Khi ngân hàng Trung ương có sự thay đổi chính sách về tiền tệ đương nhiên mức lãi suất cho vay của các ngân hàng khác cũng sẽ phải thay đổi theo.
- Chính sách thu nhập: Nếu mức giá cả giảm trong khi cung tiền tệ không thay đổi thì giá trị thực tế của đơn vị tiền tệ sẽ tăng. Vì thế lãi suất cho vay sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu mức giá cao hơn làm giảm cung tiền tệ theo giá trị thực tế thì lãi suất sẽ tăng lên.
- Chính sách tỷ giá: Khi Nhà nước tăng tỷ giá ngoại tệ thì giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên. Các chi phí đầu vào của các doanh nghiệp và hàng hóa trong nước cũng sẽ tăng lên. Lúc này lợi nhuận giảm, nhu cầu đầu từ cũng giảm, cầu tiền tệ giảm theo và đương nhiên mức lãi suất cũng sẽ giảm xuống. Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng tăng lên để đảm bảo cân đối ngoại tệ thì lãi suất cũng giảm.

Lãi suất vay hiện tại của các ngân hàng là bao nhiêu?
Lãi suất vay hiện tại của các ngân hàng dao động trong khoảng từ 6% – 22%/năm. Con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay cũng như cách tính lãi suất của từng khoản vay.
Lãi suất vay Vietcombank hay lãi suất vay MB bank, lãi suất vay Agribank và các ngân hàng khác cũng đều có sự khác nhau giữa từng thời kỳ. Đối với các khoản vay tín chấp, mức lãi suất thường dao động từ 15% – 22%/năm. Còn các khoản vay thế chấp thì mức lãi suất sẽ dao động từ 6% – 17%/năm.
1. Bảng lãi suất các ngân hàng
Dưới đây là bảng lãi suất hiện tại ở một số ngân hàng lớn mọi người có thể tham khảo:
- Lãi suất vay Techcombank: 13,78% – 18,64%/năm.
- Lãi suất vay Sacombank: Vay tín chấp lãi suất từ 8,5% – 11%/năm; Vay thế chấp lãi suất từ 7,49% – 8,5%/năm.
- Lãi suất vay ACB: Vay tín chấp 22%/ năm và vay thế chấp lãi suất từ 7,8% – 9,8%/năm.
- Lãi suất vay không thế chấp ngân hàng MB bank: Lãi suất 17,62%/ năm đối với khách hàng là cá nhân và 12,5%/năm đối với khách hàng là cán bộ quản lý

2. Các ngân hàng có lãi suất vay thấp nhất
Một số ngân hàng có lãi suất vay thấp nhất hiện nay tính theo năm:
- Đối với hình thức vay tín chấp gồm có: Ngân hàng TPBank (8,28%), VIB (8.4%), Sacombank (8,5%), SHB (8,8%).
- Đối với hình thức vay thế chấp gồm có: Ngân hàng VPBank (4,9%), OCB (5,99%), Agribank (6%), SCB (6,5%), VIB (6,69%).
Trên đây là một số giải đáp thắc mắc “lãi suất cho vay phụ thuộc vào yếu tố nào?”. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ mọi người sẽ hiểu hơn về lãi suất ngân hàng và lựa chọn được cho mình ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi nhất.